Chú thích Nguyễn_Bảo_Trị

  1. Sư đoàn Khinh chiến số 11 được thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1955 tại Long Xuyên với danh xưng ban đầu là Sư đoàn Khinh chiến số 1. Ngày 1 tháng 6 năm 1959 hợp cùng với Sư đoàn Khinh chiến số 13 để thành lập Sư đoàn 21 Bộ binh.
  2. Tổng cục Chiến tranh Chính trị, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  3. Trường Chỉ huy và Tham mưu được thành lập vào tháng 6 năm 1952 tại miền Bắc Việt Nam với danh xưng ban đầu là Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội, sau tháng 7 năm 1954 di chuyển vào Sài Gòn đổi tên là trường Đại học Quân sự. Năm 1960 di chuyển lên Đà Lạt đổi tên lần cuối thành trường Chỉ huy và Tham mưu.
  4. Tổng cục Quân huấn trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  5. Trường Chu Văn An đương thời là một trường Trung học danh tiếng dạy theo giáo trình Pháp ở Hà Nội, còn có tên là "Trường Bưởi" vì trường có vị trí tại địa danh cùng tên. Bạn thân cùng lớp với ông vào thời điểm bấy giờ có Nguyễn Cao KỳLê Nguyên Khang, hai người sau này cũng là sĩ quan cấp tướng giữ chức vụ cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  6. Vào thời điểm Quân đội Quốc gia Việt Nam mới hình thành (1950), vì nhu cầu sĩ quan người Việt cho Quân đội nên Chính phủ đã mở ra hai trường Sĩ quan Trừ bị để tiếp nhận các thí sinh trên toàn quốc hội đủ điều kiện để huấn luyện và đào tạo. Miền bắc đặt tại Nam Định, miền nam đặt ở Thủ Đức. Cả hai trường đều khai giảng và kết thúc khóa học đầu tiên cùng một thời điểm (khóa 1 Nam Định lấy tên Lê Lợi, khóa 1 Thủ Đức lấy tên Lê Văn Duyệt). Tuy nhiên trường ở Nam Định chỉ đào tạo sĩ quan một khóa duy nhất là khóa Lê Lợi. Về sau các thí sinh sĩ quan trừ bị đều nhập học vào trường Thủ Đức.
  7. Sĩ quan tốt nghiệp trường võ khoa Nam Định sau này lên cấp tướng còn có:
    -Trung tướng Lê Nguyên Khang
    -Các Thiếu tướng: Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Duy Hinh
    -Các Chuẩn tướng: Nguyễn Chấn, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Hữu Nhơn, Vũ Đức Nhuận, Đặng Cao Thăng, Phan Phụng TiênNguyễn Hữu Tần
  8. Trung tá Lê Quang Trọng sinh năm 1925 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 2 trường Võ bị Huế (nguyên Tư lệnh đầu tiên binh chủng TQLC), được cử đi làm Tư kệnh sư đoàn 2 dã chiến (tiền thân của sư đoàn 2 bộ binh). Sau cùng là Đại tá Tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh, giải ngũ năm 1964.
  9. Trung tá Trần Thanh Chiêu tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Liên quân Đà Lạt. Cấp bậc sau cùng là Đại tá
  10. Đại tá Huỳnh Văn Tồn tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Nguyên Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gia Định trước khi Tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh. Ngày 13 tháng 9 năm 1964 tham gia cuộc "Biểu dương Lực lượng" âm mưu đảo chính tướng Nguyễn Khánh do tướng Dương Văn Đức cầm đầu, bị đưa ra Hội đồng kỷ luật và năm 1965 bị buộc giải ngũ.
  11. Tướng Viên được chuyển về trung ương và được bổ nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  12. Tướng Cao được cử đi làm Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 chiến thuật thay thế Trung tướng Tôn Thất Đính tong giai đoạn xảy ra vụ ""Biến động miền Trung".
  13. Tướng Thắng được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật thay thế Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh được triệu hồi về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ Tổng Thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  14. Trung tướng Phan Trọng Chinh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn thay thế Trung trướng Nguyễn bảo Trị làm Chỉ huy trưởng trường Chỉ huy và Tham mưu
  15. Đại tá Đặng Đình Thụy sinh năm 1929 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 2 trường Võ bị Huế
  16. Đại tá Võ Đại Khôi sinh năm 1932 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  17. Đại tá Phạm Tất Thông sinh năm 1927 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt (là trưởng nam của cựu Đại tá Phạm Văn Cảm sinh năm 1904 tại Hà Nam, xuất thân từ trường Thiếu sinh quân Pháp, tốt nghiệp trường Võ bị Saint Cyr Pháp, sĩ quan người Việt đầu tiên thay sĩ quan người Pháp Chỉ huy trưởng trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức từ năm 1953 đến 1956)
  18. Đại tá Trần Đức Minh sinh năm 1932 tại Thái Bình, tốt nghiệp khóa 3 phụ Võ khoa Thủ Đức. Đầu tháng 4/1975 thay thế Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được bổ nhiệm chức Tư lệnh phó Quân đoàn III
  19. Trung tá Ngô Văn Doanh tốt nghiệp Võ bị Đà Lạt
  20. Đại tá Hoàng Cơ Lân sinh năm 1932 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Quân y Sài Gòn
  21. Đại tá Nguyễn Sĩ Túc sinh năm 1923 tại Hải Dương, tốt nghiệp Võ bị Địa phương Bắc Việt
  22. Đại tá Huỳnh Văn Tám tốt nghiệp trường Võ khoa Thủ Đức
  23. Đại tá Cao Mạnh Thắng sinh năm 1928 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  24. Đại tá Hồ Sĩ Khải sinh năm 1930 tại Khánh Hòa, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  25. Đại tá Trần Văn Lễ sinh năm 1929 tại Gò Công, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  26. Đại tá Nguyễn Văn Tám sinh năm 1927 tại Gia Định, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  27. Đại tá Trịnh Đình Phi sinh năm 1931, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  28. Nữ Trung tá Hồ Thị Vẻ tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Nữ quân nhân
  29. Đại tá Đỗ Trọng Thuần sinh năm 1929 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  30. Đại tá Nguyễn Hữu Toán sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  31. Đại tá Nguyễn Bá Thịnh sinh năm 1928 tại Hòa Bình, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt
  32. Đại tá Mã Sanh Nhơn tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức
  33. Đại tá Nguyễn Văn Đại sinh năm 1931 tại Vĩnh Yên, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt
  34. Đại tá Trương Như Phùng sinh năm 1934 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt